Tóm lược câu chuyện
Nơi đó còn những câu chuyện mà chúng ta không nhớ đến.
Ngôi làng cách thành phố nghỉ dưỡng hoa lệ Đà Nẵng chừng 20 phút chạy xe Hằng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, hương được thắp khắp làng.
Ngôi làng cách thành phố nghỉ dưỡng hoa lệ Đà Nẵng chừng 20 phút chạy xe Hằng năm, cứ đến tháng 2 âm lịch, hương được thắp khắp làng.
“Tôi đã tận mắt nhìn thấy. Là quân đội Hàn Quốc”
Năm 1968, Cô Thanh, người đã mất cả gia đình mình trong vụ thảm sát ngày hôm đó, Chú Câm, người đã tận mắt chứng kiến hiện trường ngày hôm đó, Chú Lập, người đã mất đi đôi mắt vì tàn tích chiến tranh sót lại sau ngày hôm đó Đã kể lại những kí ức giấu kín đến giờ.
Năm 1968, Cô Thanh, người đã mất cả gia đình mình trong vụ thảm sát ngày hôm đó, Chú Câm, người đã tận mắt chứng kiến hiện trường ngày hôm đó, Chú Lập, người đã mất đi đôi mắt vì tàn tích chiến tranh sót lại sau ngày hôm đó Đã kể lại những kí ức giấu kín đến giờ.
Bối cảnh sản xuất phim
Một ngày nọ, tôi tình cờ nghe được câu chuyên về “Chiến tranh Việt Nam” từ ông tôi. Việt Nam mà ông và tôi biết đến là một, nhưng ký ức của chúng tôi về nơi đó khác hẳn nhau.
Năm 2015, nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát dân thường do quân đội Hàn Quốc gây ra – cô Thanh - đã đặt chân đến Hàn Quốc. Và khi thấy cô xúc động ôm lấy vai những cụ bà nạn nhân nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản, tôi dường nhận ra căn nguyên cho những câu hỏi con người phải là những tồn tại như thế nào, con người phải là gì.
Cô Thanh vẫn tiếp tục đứng ra làm chứng cho vụ thảm sát, chú Lập đã mù đôi mắt vì bom mìn sau vụ thảm sát, chú Câm dù không nghe được nhưng đã tận mắt chứng kiến vụ thảm sát.
Khác với những ký ức chung, chúng ta đã có thể bắt gặp những ký ức riêng tư trong cuộc sống của họ. Và hơn thế nữa, có một cuộc chiến tranh trong ký ức đó, một cuộc chiến tranh mà chúng ta chắc chắn luôn phải nhớ về.
Năm 2015, nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát dân thường do quân đội Hàn Quốc gây ra – cô Thanh - đã đặt chân đến Hàn Quốc. Và khi thấy cô xúc động ôm lấy vai những cụ bà nạn nhân nô lệ tình dục của quân đội Nhật Bản, tôi dường nhận ra căn nguyên cho những câu hỏi con người phải là những tồn tại như thế nào, con người phải là gì.
Cô Thanh vẫn tiếp tục đứng ra làm chứng cho vụ thảm sát, chú Lập đã mù đôi mắt vì bom mìn sau vụ thảm sát, chú Câm dù không nghe được nhưng đã tận mắt chứng kiến vụ thảm sát.
Khác với những ký ức chung, chúng ta đã có thể bắt gặp những ký ức riêng tư trong cuộc sống của họ. Và hơn thế nữa, có một cuộc chiến tranh trong ký ức đó, một cuộc chiến tranh mà chúng ta chắc chắn luôn phải nhớ về.
Giới thiệu đoàn làm phim
Lee Gil Bo Ra
Đạo diễn
Đạo diễn
Tin rằng sinh ra bởi cha mẹ khiếm thính là đã được trời phú cho khả năng kể chuyện, cô đã đến với nghiệp cầm bút và làm phim. Cô đã thực hiện tác phẩm đầu tay
〈Tiếng vỗ tay lấp lánh〉(2014) ghi lại cuộc đời lấp lánh của bố mẹ khiếm thính của mình bằng cái nhìn của một đứa con gái và cũng là đạo diễn bộ phim, đồng thời, cũng xuất bản cuốn sách cùng tên
『Tiếng vỗ tay lấp lánh』(2015). Lee Kil Bora đã tốt nghiệp hệ cử nhân khoa Điện ảnh tại Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc, và tốt nghiệp thạc sĩ ngành Điện ảnh học ‘Artistic Research in and through Cinema’ tại Học viện Điện ảnh Hà Lan. Năm 2020, cô xuất bản tản văn 『Vì không làm thử sẽ không biết』.
Saerom Seo
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Sinh ra tại Berlin trong tình yêu thương của ba là một thợ mỏ và mẹ là y tá xuất khẩu lao động và định cư ở Đức. Được 100 ngày, cô lại được ôm trong vòng tay mẹ di cư về Hàn Quốc. 15 tuổi tự thôi học ở trường công, cô bắt đầu theo học điện ảnh tại Trường Hajajakgeopjang vốn là một cơ sở giáo dục theo mô hình mở. Cô hoạt động chủ yếu trong Seoul, đóng vai trò là nhà sản xuất của phim tài liệu 〈Chiến tranh miền kí ức〉 xoay quanh vấn đề kí ức về chiến tranh Việt Nam, và là điều phối viên của 〈Trường Không Xác thực〉 của MediaCity Seoul SeMA.
Hiện cô đang hoạt động văn hóa nghệ thuật cho dự án ‘Factory 2’ với vai trò là một thành viên của Factory Collective, đồng thời cũng điều hành dự án ‘Serom Care Works’ với dịch vụ tự mình chăm sóc cơ thể và tâm hồn mình.
Hiện cô đang hoạt động văn hóa nghệ thuật cho dự án ‘Factory 2’ với vai trò là một thành viên của Factory Collective, đồng thời cũng điều hành dự án ‘Serom Care Works’ với dịch vụ tự mình chăm sóc cơ thể và tâm hồn mình.
Sona Jo
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất
Hiện đang là nhà sản xuất phim tài liệu. Từng theo chuyên ngành xã hội học, giáo dục học ở đại học, cô bắt đầu công việc làm phim tài liệu lần đầu tiên với vai trò là giám đốc sản phẩm phim tài liệu hợp tác giữa Hàn Quốc và Bỉ. Về sau, cô tham gia với tư cách là nhà sản xuất trong nhiều tác phẩm phim tài liệu đa dạng. Cô quan tâm nhiều đến các dự án làm phim xoay quanh các chủ đề chiến tranh, ý thức hệ, trauma, nữ giới. Hiện, cô đang hợp tác cùng với nhiều nhà sản xuất đa dạng trong Hàn Quốc và khu vực châu Á.
Sojin Kwak
Quay phim
Quay phim
Sinh năm 1993, tại Seoul. Tốt nghiệp cử nhân Khoa Điện ảnh ở Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc năm 2014. Chủ yếu sử dụng ống kính để làm truyền thông, hiện cô hoạt động vừa là một tác giả, vừa là nhà kĩ thuật về trình chiếu. Tác phẩm do cô đạo diễn từng được công diễn, trình chiếu trong Liên hoan Phim Thực nghiệm Quốc tế Seoul (2014), Theatre de la Ville (Paris, France, DANSE ENLARGIE, 2016), Phòng họp CTR (No Color, Melting pot plan, 2020). Những tác phẩm cô tham gia với tư cách là giám đốc quay phim từng nhận được các giải: Giải đề cử đặc biệt Mecenat trong Liên hoan phim Quốc tế Busan lần thứ 23, Giải phim tài liệu cho ngày mai EIDF, Giải xuất sắc trong Liên hoan phim Kachibom lần thứ 20, đồng thời, cũng được tuyển chọn vào Project lab trong Biennale Liên hoan phim Quốc tế Berlin. Hiện tại, từ năm 2020, cô hoạt động trong nhóm KULA! kì 1 của xưởng sáng tác Inmigong trong Không gian Mỹ thuật Insa.
Phát sóng tại liên hoan phim
Đề cử đặc biệt của Ban giám khảo giải thưởng BIFF Mecenat tại Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 23 năm 2018
Liên hoan phim tài liệu Indie lần thứ 19 năm 2019
Liên hoan phim Hòa bình Bắc Nam Pyeongchang lần thứ nhất 2019
Liên hoan phim Quốc tế Phụ nữ Seoul lần thứ 21 năm 2019
Liên hoan phim Phụ nữ Incheon lần thứ 15 năm 2019
Liên hoan phim Phụ nữ Jeju lần thứ 20 năm 2019
Liên hoan phim dành cho phụ nữ Daegu lần thứ 8 năm 2019
Đề cử Giải xuất sắc PDFF Liên hoan phim Kachibom Lần thứ 20 năm 2019
Liên hoan phim Nhân quyền Seoul Lần thứ 24 năm 2020
Hạng mục dự thi - Liên hoan phim Hoà bình Busan Lần thứ 11 năm 2020